Các bước cài đặt Redis 6 trên CentOS 7
Bước 1: SSH vào máy chủ Linux
Để cài đặt Redis 7.0.5 trên máy chủ CentOS 7 bạn cần thực hiện SSH vào máy chủ. Nếu bạn chưa biết cách SSH hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Vì các bước cài đặt sẽ diễn ra lâu do đó để đảm bảo an toàn bạn nên tạo screen và chạy trong screen dự phòng khi đột ngột tắt máy hoặc mất kết nối internet.
Bước 2: Cập nhật hệ thống
Điều đầu tiên bạn hãy cập nhật hệ thống với lệnh sau.
yum update -y yum install gcc make wget tcl
Bước 3: Cài đặt Redis 7.0.5 trên CentOS 7
Để cài đặt bạn cần tải source redis từ trang chủ về và giải nén cài đặt.
cd /usr/local/src wget https://github.com/redis/redis/archive/7.0.5.tar.gz tar xf 7.0.5.tar.gz cd redis-7.0.5
Sau khi đã giải nén và di chuyển vào thư mục bạn hãy bắt đầu biên dịch với lệnh make như sau.
make
Ngay bây giờ bạn hãy chạy lệnh make test để đảm bảo quá trình xây dựng chính xác.
make test
Bước tiếp theo bạn hãy cài đặt Redis binaries bằng lệnh make install
make install
Bước 4: Tạo Redis User
groupadd redis adduser --system -g redis --no-create-home redis
Tạo thư mục để lưu trữ cơ sở dữ liệu cho redis.
mkdir -p /var/lib/redis chown redis: /var/lib/redis chmod 770 /var/lib/redis
Bước 5: Tạo file cấu hình Redis
Bây giờ Redis đã được cài đặt, bước tiêp theo bạn hãy thiết lập cấu hình redis như sau.
mkdir /etc/redis cp /usr/local/src/redis-6.2-rc2/redis.conf /etc/redis/
Sau đó bạn tìm đến dòng supervised
và sửa lại thành supervised systemd
như ảnh minh hoạ.
vi /etc/redis/redis.conf
Bước 6: Tạo file hệ thống Redis
Bây giờ Redis đã được cài đặt và cấu hình, bước cuối cùng là tạo file systemd unit để bạn có thể quản lý Redis services như một dịch vụ systemd thông thường.
[Unit] [Unit] Description=Redis Data Store After=network.target [Service] User=redis Group=redis ExecStart=/usr/local/bin/redis-server /etc/redis/redis.conf ExecStop=/usr/local/bin/redis-cli shutdown Restart=always [Install] WantedBy=multi-user.target
Kích hoạt khởi động Redis
#Kích hoạt cùng hệ thống systemctl enable redis #Khởi động Redis systemctl start redis #Kiểm tra trạng thái systemctl status redis
Để xác minh Redis đã hoạt động chưa bạn hãy chạy lệnh sau.
[root@template redis-6.2-rc2]# redis-cli PING Output: PONG [root@template redis-6.2-rc2]# [root@template ~]# redis-cli monitor OK
Bước 7: Kiểm tra phiên bản Redis
Để kiểm tra phiên bản Redis bạn sử dụng lệnh redis-server --version
ở cửa số terminal nhé.
redis-server --version
III. Cài đặt Redis PHP Extension
Bước 1: Cài đặt Redis PHP Extension
Để kết nối giao tiếp giữa Redis server và website bạn cần cài đặt Redis PHP Extension. Nếu bạn không cài đặt Extension vẫn có thể kết nối thông qua Predis
. Để cài đặt bạn thực hiện nhanh với lệnh như sau.
yum install php-pear php-devel yum install php-redis -y
Bước 2: Định cấu hình Redis làm Cache Server
Tìm và sửa lại như sau.
maxmemory 256mb maxmemory-policy allkeys-lru
Bước 3: Cài đặt Redis cache trên WordPress
Sau khi cài đặt Redis xong, bạn hãy cấu hình Redis lên website để hoạt động. Mỗi mã nguồn sẽ có cách cấu hình khác nhau. Ở bài viết này mình chỉ hướng dẫn cấu hình trên WordPress bằng Plugin chuyên dụng của nhà phát triển Redis.
Mình sẽ sử dụng Plugin Redis Object Cache để cấu hình.
Trước khi cài đặt bạn mở file wp-config.php
và thêm đoạn mã sau để xác thực khóa.
define('WP_CACHE_KEY_SALT', 'string'); define('WP_CACHE', true);
Tiếp theo bạn hãy cài đặt Plugin Redis Object Cache . Nó cài đặt một tập lệnh PHP giúp WordPress giao tiếp với Redis.
Sau khi cài đặt plugin bạn cần kích hoạt nó. Điều hướng đến Cài đặt => Redis và click vào “Enable Object Cache” và chắc chắn rằng Status hiển thị “Connected”. Nếu không, hãy đảm bảo bạn đã thêm cấu hình vào file wp-config.php
như ở trên.
IV. Bảng so sánh Redis
Mình sẽ sử dụng công cụ redis-benchmark có sẵn để đo giữa Redis 6 và Redis 3 với các tiêu chí như sau.
Đầu tiên mình sẽ Ping trực tuyến để kiểm tra độ trễ. Ở đây khung 1 là Redis 6 và khung 2 là Redis bạn sẽ thấy gửi 100000 requests và hoàn tất trong 4.26s và 3.25s nhưng về độ trễ (time out) thì ở Redis 6 thấp hơn Redis 3.